Bản nhạc Papa (Paul Anka) – Hãy học cách sống trọn vẹn với thực tại

Mỗi tuần, mình đều dành một buổi  đi cafe với ba của mình. Khung cảnh ở đây đẹp lắm, nhìn ra bên ngoài cũng đẹp, nhưng mình chọn chỗ ngồi đối diện để có thể nhìn kỹ ông. Vì mình không biết trước được sẽ còn bao nhiêu lần ngồi đó với ông như vậy nữa. Tóc ông đã bạc phơ vì thời gian, vì những sóng gió cuộc đời và gia đình. Những người thân khác của mình cũng vậy, mình nhìn kỹ họ mỗi lần có cơ hội gặp lại dù họ có để ý, có còn nhìn mặt mình hay không. Từng mất đi những người thân đột ngột, không thể gặp lại, không thể nhìn mặt họ lần cuối, nên mình hiểu rất rõ và trân trọng cảm giác này. Đó là cách mà mình sống trọn vẹn với thực tại bây giờ.

Có rất nhiều bản nhạc về mẹ, nhưng không có nhiều bản nhạc nói về tình cảm với người cha. Papa, là 1 trong số ít đó. Khi còn nhỏ học nhạc, học đàn, mình chỉ vui vẻ chìm đắm với giai điệu, ít khi nào mình để tâm tới lời bài hát. Cho đến khi lớn lên, trưởng thành, mình mới hiểu ý nghĩa của từng lời ca tiếng hát này. Nó như là 1 câu chuyện đã được viết trước mà bây giờ, mình mới chịu đọc.

Tiếp tục đọc

Mỗi người chúng ta là 1 đứa trẻ hư


Mình dạy nhiều đứa trẻ, mình cảm nhận nó không vui với việc học. Không phải chỉ chuyện học hành, nói chuyện phiếm với tụi nó, mình thấy nó cũng không hài lòng, không vui vẻ gì với những thứ mà ba mẹ nó cho nó.

Mình nhìn vào những đứa trẻ như vậy, mình hiểu chúng đã xem những điều mình có được là hiển nhiên, là quyền lợi nghiễm nhiên nó phải có, người lớn phải chu cấp cho nó. Khi không có được điều mong muốn, nó vùng vằng, tỏ thái độ không hài lòng, phản kháng.

Nhìn vào những đứa trẻ như vậy, mình cũng thấy hình ảnh của những người lớn, trong đó có cả mình, người viết bài này, hay chăng có khi là chính bạn, người đang đọc bài này.

Người lớn, cũng chẳng khác gì những đứa trẻ, mỗi người chúng ta sống trong hình hài 1 người trưởng thành, đang khoác bên ngoài nội tâm của 1 đứa trẻ hư, được nuông chiều đã lâu.



Khi còn là 1 đứa trẻ, bạn không có được món đồ chơi gì đó, không có được điều gì đó mong muốn, bạn vùng vằng với cha mẹ, người lớn. Khi bạn đi ra ngoài, chơi với những đứa bạn cùng trang lứa, bạn nhìn thấy bạn bè mình có thứ gì đó, mình chưa có, bạn vòi vĩnh cha mẹ cho được. Bạn thấy cha mẹ của bạn bè thành công, giàu có, bạn so sánh họ với cha mẹ mình, rồi bạn trở về mặc cảm tự ti một mình. Khi bạn đòi một thứ gì đó, cha mẹ bạn có thể đáp ứng cho bạn. Khi bạn đòi cha mẹ bạn ngay lập tức thay đổi cho giống cha mẹ của đứa bạn, họ, dĩ nhiên không thể, bạn thất vọng, rồi bạn vùng vằng. Tất cả chính là bởi sự tham muốn, sân si, so sánh, lòng đố kỵ.

Trưởng thành, bạn có nhiều quyền hơn khi còn là 1 đứa trẻ. Nhưng thể xác thì trưởng thành, còn nội tâm, vẫn còn mang hình hài của 1 đứa trẻ. Khi mong muốn điều gì đó, thứ gì đó không đạt được, bạn vùng vằng, nhưng bây giờ không phải với cha mẹ mình, mà là với chính nội tâm của mình. Bạn thấy người ta có, bạn muốn có giống vậy, bạn không có được, bạn thất vọng, và tự cho là mình bất hạnh, không hạnh phúc, bạn không hài lòng hay thỏa mãn với cuộc sống hiện tại.

Trở về với tuổi thơ, bạn được cha mẹ cho ăn uống, cho đi học, có nơi ở đàng hoàng, lại còn có khi được học cả piano. Tất cả theo thói quen, thời gian, đối với bạn đã trở thành những tiện nghi bình thường, nhàm chán. Mỗi một sự bình thường đó đối với bạn là những điều kiện không bình thường với nhiều đứa trẻ khác nữa trên thế giới này. Nhiều đứa trẻ sinh ra không cha không mẹ, vất vưởng ngoài đường, may mắn thì được vào cô nhi viện. Có đứa còn bị tật nguyền, không tay, không chân, không nhìn thấy, không nghe thấy, thậm chí có đứa còn khù khờ không có ý thức về thế giới xung quanh. Đứa có cha mẹ thì nhà quá nghèo, chạy ăn từng bữa. Đứa có ăn thì không dám nghĩ đến chuyện đi học, không biết đọc biết viết. Bởi không phải trải qua những thiếu thốn đó, đứa trẻ không hiểu được những thứ nó đang có không bình thường chút nào, và từ đó cũng chẳng còn biết quý trọng.

Lại đến với tương lai, khoác lên hình hài 1 người trưởng thành, bạn vẫn không thấy mình hạnh phúc. Bạn có nhà ở, bạn không thấy bao nhiêu người ở thuê, không nhà. Bạn có cơm ăn nước uống đầy đủ, có điều kiện đi quán này, nhà hàng nọ, chứ có bao giờ nhìn ra khung cửa sổ bên ngoài, nơi những người lao động bình dân ở ngoài lướt qua, nhìn vào, và thèm muốn những điều bạn có? Bạn có việc làm ổn định, có thu nhập, cuối mỗi tháng có tiếng “ting ting” tiền vào điện thoại để rủng rỉnh lướt mạng order món này, book món khác. Bạn có biết giờ này kinh tế khủng hoảng, bao nhiêu người lang thang rải đơn xin việc khắp nơi chỉ để có tiền ăn qua bữa, có dư chút đỉnh gửi về quê, chứ làm gì có tài khoản này, lượng vàng kia trong túi? Nhưng, bạn vẫn không thấy hạnh phúc, không thấy hài lòng với cuộc sống này, bạn chỉ nhìn lên những người thuộc “tầng lớp trên mình”, thông qua một cái màn hình cầm tay đắt tiền, nơi mà mọi người trau chuốt bóng bẩy, đưa những điều kiện tốt nhất của mình lên để làm personal branding chứ chưa chắc có thật. Rồi bạn thất vọng, vùng vằng với chính mình.

Nếu bạn thấy mình là 1 người bất hạnh, không vui vẻ, không hài lòng với những gì mình đang có, hãy dừng việc nhìn ra bên ngoài, dành thời gian nhìn lại những thứ mình đang có, những người thân đang ở bên mình. Hôm nay tất cả những thứ đó vẫn ở đây nên cảm giác với bạn là bình thường, mai này không còn thấy nữa bạn sẽ thấy sự mất mát đó khủng khiếp như thế nào. Đó là vì bạn không sống với thực tại, ở thì hiện tại. Không biết bạn đã mất đi nhiều người thân chưa, đã mất đi nhiều thứ quý giá mình từng có và thấy bình thường chưa, bạn đã mất đi bao nhiêu cái khoảnh khắc hiện tại rồi và đến tương lai thì mới nhìn thấy quá khứ mới là hạnh phúc?

Nếu bạn có những đứa trẻ trong nhà, và chúng có những dấu hiệu cảm thấy không hài lòng với những gì đang được hưởng thụ, không thấy hạnh phúc, hãy đưa ra cho chúng những hình ảnh, trạng thái đối lập để so sánh và thường xuyên nhắc lại.

Mỗi người chúng ta đều là 1 đứa trẻ hư, không lúc này thì lúc khác, luôn nghĩ hạnh phúc là thứ người khác đang có, thứ mình có không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ mà mình từng có trong quá khứ hay phải đi tìm mới có trong tương lai, thứ hiện tại không thể là hạnh phúc.

Ai cũng có lúc quên mất sự đầy đủ mà mình đang được hưởng thụ. Ai cũng quên mất thì hiện tại của mình. Đứng ở hiện tại trông đến 1 ngọn núi ở tương lai. Chạy đến tương lai rồi nhìn lại cái hiện tại đó thì nó đã trở thành quá khứ. Và thế là cả hành trình cuộc đời của bạn không bao giờ thấy mình đang hạnh phúc.

Poem – Secret Garden

Nhắc đến ban nhạc Secret Garden là người ta nhắc đến Song from Secret Garden – 1 bản nhạc kinh điển của những người mới học piano. Nhưng chắc nhiều người không biết nhóm nhạc này còn có 1 bản khác hay không kém: Poem.

Giai điệu bài này đẹp như 1 bài thơ, cũng như cái tên mà nó được đặt cho vậy. Poem – 1 liều vacxin cho tâm hồn bình yên của bạn.

Link nghe nhạc: https://youtu.be/9LKrN-cymRk

Duy Khoa
16/8/2021

Magic boulevard

Lấp ló dưới ánh đèn pin trong bóng tối, cô dắt từng cặp đôi nam nữ đến vị trí ghế của mình trong rạp phim. Đó là công việc thường nhật của cô, sắp xếp ghế ngồi cho khách, dọn vệ sinh trong rạp sau lượt chiếu. Dù muốn hay không, cô cũng phải trở thành 1 khán giả bất đắc dĩ của những bộ phim được chiếu, xem đi xem lại cùng 1 bộ phim, những cảnh quay, từng lời thoại.

Những cảnh phim lãng mạn, lời lẽ yêu thương trên phim ảnh đã trở nên quá đỗi bình thường. Với cô những điều trên phim ảnh chỉ như 1 lớp son phấn phủ lên cuộc sống ảm đạm của những người lao động phổ thông nghèo khó như mình. Khắc khoải qua ngày kiếm sống nhưng cô luôn âm ỉ những ước mơ, vùng vẫy khỏi cuộc sống, công việc buồn tẻ này.

Bạn đang xem nội dung cốt truyện của 1 bản nhạc Pháp có tên “Magic Boulevard” (nhạc và lời Jean-Marie Moreau & François Feldman). Bài hát này được ca sĩ Ngọc Lan chuyển lời việt với cái tên được biết “Ngày vui năm ấy”.

Tiếp tục đọc

What a wonderful world – Louis Armstrong

What a wonderful world – 1 thế giới thật tuyệt vời, không chỉ là 1 bản nhạc tuyệt vời, mà còn là những câu chuyện tuyệt vời đằng sau nó.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều gắn liền với 1 câu chuyện, 1 giai thoại, 1 giai đoạn lịch sử, những sự kiện nào đó. “What a wonderful world” cũng vậy, sẽ có rất nhiều thứ tuyệt vời mà bạn chưa biết cho đến khi đọc hết bài viết này.

Tiếp tục đọc

Bình về âm nhạc của S.E.N.S.

S.E.N.S. – cho những ai cần 1 chút spa trong tâm hồn.

S: Sound
E: Earth
N: Nature
S: Spirit

S.E.N.S là tên của 1 ban nhạc Nhật Bản chuyên dòng nhạc New Age. Nếu bạn là 1 người yêu thích nhạc không lời, đã từng biết đến Yiruma, Yanni, Jin Shi mà chưa từng biết đến S.E.N.S là 1 sự thiếu sót lớn.

Tên của ban nhạc 2 thành viên này đã nói lên tất cả về phong cách âm nhạc của họ: Sound, Earth, Nature, Spirit. Những âm thanh của thiên nhiên, tiếng gió, tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, giữa núi rừng rộng lớn. Nếu bạn là 1 người nhạy cảm, nghe những bản nhạc của họ, điều bạn cảm nhận được không chỉ là âm thanh của thiên nhiên, mà còn là mùi vị trong lành của thiên nhiên, hình tượng thiên nhiên bao la hùng vĩ.

Tiếp tục đọc

Bình về âm nhạc của Jinshi

Nếu phải mô tả thứ âm nhạc này chỉ với 1 từ, mình sẽ chọn “Nostalgie”, có nghĩa là hoài niệm.

Có 1 dạo mỗi thứ 7 chủ nhật mình phải đi xa nhà không về trưa. Chẳng biết nghỉ chân ở đâu, mình đành chọn đại 1 quán cafe sân vườn mát mẻ gần đó.

Quán rất là vắng khách, có sân vườn với nhiều cây xanh mát mẻ nhưng mình quyết định chui vô máy lạnh cho sướng cái thân. Giữa quán có trang trí 1 cây piano cơ màu nâu bóng rất “art”. Không gian vô cùng yên tĩnh thích hợp để nghỉ trưa. Mọi người xung quanh người thì học tiếng Anh online với tiếng nói xì xầm rất nhỏ không ảnh hưởng đến ai, người thì làm freelancing trên laptop, mình đoán vậy.

Điều mình ái ngại nhất khi chui vô cafe phòng máy lạnh đó chính là tiếng ồn của âm nhạc theo sở thích của nhân viên quán. Nhưng quán này không như vậy, họ mở đúng 1 thể loại, mà mình sắp kể trải nghiệm về thứ âm nhạc đó sau đây.

Đó là thứ âm nhạc mang cảm xúc một màu. Từ lúc bước vô quán, gọi đồ uống, ngồi lướt web, tranh thủ nhắm mắt nghỉ trưa, cho đến lúc thanh toán rồi ra về, mình có cảm giác: lạ, sao quán mở đúng có 1 bài rồi cho lặp lại hàng giờ như vậy. Ngày hôm đó mình đã ngồi ở quán khoảng 2 tiếng, và nghe bản nhạc đó lặp đi lặp lại hàng chục lần. Đó là cảm giác của lần đầu, mà về sau này mới nhận ra: mình lầm.

Tiếp tục đọc

Bình về âm nhạc của Richard Clayderman

Nếu có thể chọn 1 từ thật ngắn gọn để mô tả về âm nhạc của Richard Clayderman, mình sẽ chọn từ “Vintage”.

Vintage là 1 thuật ngữ được dùng để chỉ sự kết hợp những phong cách nghệ thuật mang hơi hướng của những thập kỷ trước lại với nhau (mix and match), thay vì chỉ bó buộc theo “văn mẫu” của 1 thời kỳ nhất định nào đó. Ban đầu Vintage vốn là một khái niệm chỉ sự cũ, xưa thường được nhắc đến trong lĩnh vực sản xuất rượu. Sau này khái niệm trên được sử dụng rộng rãi hơn sang các lĩnh vực như xe hơi, đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất, thời trang, và thậm chí là âm nhạc.

Tiếp tục đọc